Am hiểu về nghệ thuật thưởng trà và phong cách thưởng trà như người xưa là một kỹ năng đáng ngưỡng mộ. Theo quan niệm người xưa, Trà là một phần không thể thiếu trong bảy thứ khai quang “ củi, gạo, dầu, muối, mắm, giấm, trà”. Uống trà dần trở thành nét văn hoá tao nhã, thanh tịnh.
Ngày nay, những thủ thục rườm rà trong các công đoạn thưởng trà đã được lọc bỏ dần, rút gọn cho phù hợp với thời đại nhưng vẫn kế thừa những tinh hoa, kinh nghiệm được đúc kết của người xưa.
Tham khảo thêm các loại gốm sứ Bát Tràng chất lượng
Mỗi dân tộc, vùng miền có cách thưởng trà mang đặc trưng riêng từ đó làm nên tính đa dạng, phong phú trong nghệ thuật thưởng trà.
Cầu kì trong nghệ thuật ướp trà, tỉ mỉ trong nghệ thuật pha trà và cách thưởng thanh tao một chén trà đạo với bao triết lý về đời người đã hình thành nên một phong cách thưởng trà đậm nét dân tộc Việt Nam.
Nhất thuỷ, nhì trà, tam bôi, tứ ấm, ngũ quân anh là câu nói miêu tả toàn bộ nghệ thuật thưởng trà của người Việt.
Theo Trà sư Lục Vũ, tác giả Trà kinh, gọi lửa là “trà sư” nước là “trà hữu”. Trà ngon phải đúng lửa, đúng nước. Nước dùng pha trà là nước mưa hứng tự nhiên giữa trời, nước suối nguồn, cầu kì hơn là nước sương đọng lại trên lá sen sớm mai hay nước âm dương (hoà nước mưa cùng nước giếng).
Đun nước cũng chọn loại than hoa, ít ảnh hưởng đến vị và mùi của nước pha trà. Canh lửa sao cho độ sôi thích hợp với từng loại trà để không làm mất đi hương vị đặc trưng. Ngày nay, đa phần dùng nước giếng để nấu nước pha trà. Các trà cụ hỗ trợ như ấm siêu nấu nước bằng điện được cài đặt nhiệt độ sôi thông minh hỗ trợ rất nhiều trong việc “giữ lửa” đảm bảo chất lượng nước pha trà.
Chọn trà
Chọn trà ngon dựa trên tiêu chuẩn: thanh, sắc, vị, thần. Để cho trà pha ra có độ thơm ngon không quá nhạt không quá chát thì người pha trà cũng cần chú ý đến tỉ lệ trà cho vào ấm, tỉ lệ này tuỳ thuộc vào từng loại trà và trà vị riêng từng người. Điều này không chuẩn xác, chỉ ước lượng tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo tỉ lệ theo hướng dẫn của cơ sở chế biến trà sau đó tự căn chỉnh theo trà vị của bản thân.
Tam bôi tứ bình ý nói chén trà và ấm trà, tuỳ theo lối uống “độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm” mà chọn chén ấm sao cho phù hợp. Cách pha trà cũng tuỳ theo kinh nghiệm, bí quyết mỗi người nhưng đều tuân theo trình tự nhất định để cho ra một chén trà ngon.
Ngũ quần anh ý nói đến bạn uống trà. Thưởng trà thường mang thi vị, thanh tao vì vậy mà tìm được một người bạn trà cũng không phải dễ dàng, có thể duyên từ trà mà đến cũng có thể vì tâm giao mà kết bạn trà.
Dùng năm giác quan để thưởng trà: mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe, lưỡi nếm, tay cầm. Dụng tâm pha trà, dụng tâm cảm trà giúp cảm nhận được giá trị tuyệt hảo của trà và triết lý của nghệ thuật trà đạo mang lại. Vì vậy, sự hiểu biết về trình tự các bước pha trà chuyên nghiệp là điều rất quan trọng trong việc tu dưỡng bản thân bằng việc thưởng trà.
Người xưa rất chú trọng đến không gian thanh tịnh, dưỡng tinh thần khi thưởng trà. Uống trà là sự tiết độ bản thân, giữ thân bên trong thanh sạch, khí tiết thiền tịnh. Vì vậy, sự sạch sẽ từ bên ngoài luôn được chú trọng, rửa tay là điều cần thiết để thể hiện sự tôn trọng với trà, với người khác và với chính mình.
Vào bàn trà cần làm gì ?
Khi ngồi vào bàn trà, cần giới thiệu sơ lược về loại trà, mỗi loại trà có một đặc trưng riêng, người càng hiểu biết về trà càng thể hiện sự tinh tế khi chọn trà mời khách. Thành ý mời trà là yếu tố rất quan trọng tạo nên không khí hoà nhã, ấm cúng khi bắt đầu một buổi thưởng trà.
Lựa chọn chén uống trà phù hợp từng loại trà
Chọn bộ ấm chén trà sao cho phù hợp với số người dùng trà và cách thưởng trà, nếu như dùng trà hương thì chuẩn bị thêm chén thưởng hương. Chú trọng màu sắc hoà nhã, thanh trong, nước men tự nhiên và hình dáng tối giản. Tìm hiểu sâu hơn về giá trị văn hoá lịch sử, chất liệu, quá trình làm nên bộ ấm chén cũng là điều cần thiết.
Sử dụng nước sôi để tráng qua các dụng cụ pha trà như chén tống, chén uống trà, chén thưởng hương để khử trùng, đảm bảo vệ sinh đồng thời làm nóng ấm chén.
Với bộ trà điện thông minh có bếp tráng sôi tự động giúp quy trình dễ dàng hơn
Dùng dụng cụ lấy trà bằng tre hoặc gỗ lấy lượng trà vừa đủ cho vào ấm trà, dân gian thường gọi là “ ngọc diệp hồi cung”. Châm nước nóng rửa trà để loại bỏ đi bụi bẩn, giúp trà ngấm nước hơn và nước pha trà được trong, màu sắc đẹp. Người xưa ví von việc thức trà là “cao sơn trường thuỷ” phân biệt với lần pha nước thứ hai là “hạ sơn nhập thuỷ”.
Lần pha thứ hai chính là hãm trà, nước sôi rót từ trên cao xuống tràn miệng ấm, đậy nắp để giữ nhiệt và ủ hương được lâu. Nắp ấm được dội bằng nước sôi để giữa được nhiệt độ hãm trà tốt nhất. Ở bước này nên chú ý đến loại trà mà thời gian hãm trà thích hợp. Thông thường sau thời gian hãm trà từ 1-2 phút là có thể thưởng thức hương thơm mê đắm, tuyệt vời mà trà mang lại.
Rót trà mời khách cần lưu ý
Rót trà đòi hỏi sự khéo léo và khuôn phép. Trước khi rót trà mời khách, cần dùng kẹp trà đặt các chén quân lên khay trà theo trình tự.
Sử dụng chén tống khi chia trà
Sau khi đạt thời gian hãm trà, dùng lọc trà đặt trên chén tống và chế trà trừ ấm trà sang chén tống. Chén tống giúp nước trà được pha đều tránh chỗ đậm chỗ nhạt, giúp thưởng được màu sắc của trà và đảm bảo rằng mọi người đều có thể thưởng mùi vị trà như nhau, vì vậy mà người Trung Hoa còn gọi chén tống là chén công đạo (công bằng).
Rót xoay vòng các chén liên tục mà không nhấc tay lên, gọi là “Quan Công tuần thành”. Rót từng chén rồi nhấc tay lên rót chén khác gọi là “ Hàn Tín điểm quân”. Cả hai cách rót đều thể hiện niệm ý riêng. Nếu như “Quan Công tuần thành thể hiện sự phóng khoáng tự do trong phong cách thưởng trà, thì “Hàn Tín điểm quân” thể hiện sự tinh tế, lễ nghi tuần tự. Dù rót bằng cách nào thì cũng không nên rót quá đầy, gây bỏng cho người uống trà, tốt nhất là rót bảy phần, có câu “ bảy phần trà ba phần tình” chính là ngụ ý cho việc này.
Mời trà như thế nào cho đúng !
Mời trà bằng hai tay, trong văn hoá trà đạo, lòng bàn tay phải mang ý nghĩa là mời trà. Người nhận trà dùng tay phải để thể hiện lòng biết ơn. Chú ý trình tự mời trà theo thứ tự lớn trước nhỏ sau, khách trước chủ sau. “Rượu ngâm nga, trà liền tay” ý nói đến việc uống trà phải uống ngay để cảm nhận trọn vẹn hương vị toát ra từ chén trà nóng.
Cầm chén trà bằng ba ngón tay, ngón giữa nâng đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén, nâng chén lên mũi đưa chén trà theo chiều từ trái sang phải như “du sơn lãm thuỷ” để thưởng hương trà nóng bốc lên thức tỉnh giác quan, lan toả ra không gian. Nhấp từ từ ngụm trà thưởng vị đắng, chát, và vị ngọt đọng lại sau cùng rồi đặt xuống. Người xưa gọi là “ tam long giá ngọc” ý chỉ ba ngón tay cầm chén trà như ba rồng ôm ngọc. Khi dùng trà cả đôi bên cùng kính cúi chào nhau.
Xem thêm 4 yêu cầu cơ bản trong nghi thức thưởng trà
Uống trà giữ tâm thanh tịnh, thiện lành, thiên về yên tĩnh suy ngẫm triết đạo. Những lúc cảm xúc bị dao động, ngồi xuống và thưởng một chén trà để cân bằng lại tinh thần, cảm xúc dần trở nên hài hoà lắng đọng là cách tu dưỡng đức đạo cho bản thân.
Trà đạo và nghệ thuật thưởng trà vì thế mà trở thành thú vui tao nhã của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung cần được trân trọng và gìn giữ.